Sưu tầm
Featured Posts
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
Đỉnh cao nghệ thuật sáng tạo từ hoa quả
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
Tháo bỏ “gông xiềng” để phát triển trí sáng tạo
Tháo bỏ “gông xiềng” để phát triển trí sáng tạo
Để phát triển trí sáng tạo, bạn đừng trói buộc tư duy bằng những công thức, định kiến hay niềm tin sẵn có. Hãy tháo bỏ “gông xiềng” để trí sáng tạo có thể đặt chân đến những miền đất mới.
Khi não nhận được một thông tin mới, ngay lập tức, trong đầu bạn sẽ diễn ra quá trình: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại,… dựa trên tất cả những gì bạn đã từng biết.
Và chắc rằng, giải pháp cho vấn đề mới chẳng ít thì nhiều sẽ “na ná” những kiểu mà trước đây bạn hay ai đó đã từng làm. Đây chính là vấn đề nan giải trong sáng tạo.
Vì sao cần phát triển trí sáng tạo?
Não giúp chúng ta tư duy dựa trên những mô thức định sẵn. Đó là những nếp tư duy, cách suy nghĩ trong khuôn khổ những trải nghiệm của chúng ta.
Chính những mô thức đó sẽ quyết định hướng lựa chọn giải pháp cho những vấn đề được đặt ra.
Mô thức giống như một tấm bản đồ dẫn đường. Với nó, bạn dễ dàng lựa chọn cho mình đường thuận tiện nhất để đi đến đích. Nhưng để tìm kiếm và khám phá những nẻo đường mới thì quả là khó khăn.
Đó là lý do vì sao những người lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng khả năng sáng tạo ở người trẻ thì thường vượt bậc hơn.
Chính kinh nghiệm sẽ hạn chế, có khi “giết chết” sự sáng tạo nơi bạn, vì bạn bị ràng buộc bởi những thông tin, hình ảnh được lập trình sẵn trong não.
Giúp não thoát khỏi “gông xiềng”
Vậy, làm sao tạm thời giải thoát não khỏi những mô thức cũ để phát triển trí sáng tạo? Hãy làm theo hai cách dưới đây:
Cách 1: Suy nghĩ thật nhanh
Khi một vấn đề được đặt ra, bạn hãy suy nghĩ thật nhanh để não không kịp quy chiếu về bản đồ được cài đặt sẵn trong não.
Hãy để cho mình “lạc bước” trước khi những nếp nghĩ sẵn có kịp “kéo” bạn trở về “lối xưa”.
Việc càng suy nghĩ lâu, bạn càng dễ “móc nối” với những niềm tin tiêu cực làm hạn chế khả năng phát triển trí sáng tạo của bạn.
Cách 2: Tư duy ngược
Đưa tư duy vào một bối cảnh mới, giải phóng cho não thoát khỏi những ràng buộc, những điều kiện quen thuộc.
Cách tư duy ngược là một kỹ thuật thường được áp dụng để tìm ý tưởng: thay vì tìm cách làm cho sản phẩm nhanh lên, ta lại xoay sang hướng làm cho nó chậm đi để tháo bỏ “gông xiềng” cho tư duy, sau đó hướng giải quyết vấn đề sẽ lộ rõ.
Người ta cũng tìm những môi trường, khung cảnh khác bình thường để não hoạt động tự do và phóng khoáng hơn.
Tóm lại, những khi cần phát triển trí sáng tạo, bạn đừng “trói buộc” tư duy bằng những “công thức” và niềm tin sẵn có để nó có thể đặt chân đến những miền đất
Khi bạn nghĩ về quả đưa hấu mà không liên tưởng ngay đến màu đỏ và hình tròn; hay khi bạn nghĩ về một tờ giấy mới nguyên mà màu trắng không hiện lên trong đầu, trong bạn đã có “đất” cho hạt giống sáng tạo nảy mầm.
Sưu tầm
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận...
Ở bước đầu tiên của quy trình ra quyết định hay giải quyết vấn đề, việc nhìn nhận đúng vấn đề được xem như một vị trí thuận lợi để áp dụng tư duy sáng tạo. Việc này không hề đòi hỏi chi phí và chỉ cần rất ít thời gian, song lại có khả năng hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn.
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào?
Tách rời quan điểm thông thường
Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt mình vào vị trí của khách hàng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn. Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm điều đó.
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.
Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử lý như thế nào.
Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.
Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn.
Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến:
"Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".
"Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".
"Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".
Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:
"Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?".
"Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"
Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án.
Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt mình vào vị trí của khách hàng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn. Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm điều đó.
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.
Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử lý như thế nào.
Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.
Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn.
Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến:
"Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".
"Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".
"Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".
Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:
"Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?".
"Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"
Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án.
Tóm tắt về vận dụng tư duy sáng tạo trong công việc
+ Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội.
+ Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.
+ Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ.
+ Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.
+ Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.
Sưu tầm
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015
6 bước giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo
6 bước giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo
Bạn có muốn trở thành một người tư duy sáng tạo? Không phải như nhiều người vẫn nghĩ rằng sáng tạo thuộc về bản năng của con người, bạn có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Theo kinh nghiệm của chuyên gia sáng tạo Jason Surfrapp
6 bước giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo trong công việc hàng ngày
Nhiều người cho rằng tư duy sáng tạo chỉ cần thiết với những người đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, các bạn đang học Digital Marketing hay nghệ thuật. Thật vậy, khả năng sáng tạo có thể giúp bạn phát triển và thành công trong bất kỳ ngành nghề. Hãy hình dung một kỹ sư cơ khí nếu có khả năng sáng tạo, anh ấy có thể phát minh ra nhiều thiết bị và máy móc khác nhau. Một người bán hàng sáng tạo sẽ luôn tràn ngập ý tưởng để tiếp cận khách hàng. Hay một người giáo viên sáng tạo sẽ không bao giờ thiếu những phương pháp hay để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Bạn có muốn trở thành một người tư duy sáng tạo? Không phải như nhiều người vẫn nghĩ rằng sáng tạo thuộc về bản năng của con người, bạn có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Theo kinh nghiệm của chuyên gia sáng tạo Jason Surfrapp (nhà sáng lập mạng xã hội kết nối những người làm việc trong ngành quảng cáo IWearYourShirt.com), 6 bài tập sau có thể giúp bạn.
![](http://kenhtuyensinh.vn/images/2014/10/Tu-duy-sang-tao.jpg)
Các phương pháp phát triển tư duy sáng tạo
1. Đọc nhiều nội dung và nhiều chủ đề khác nhau: Để cập nhật kiến thức, thông thường chúng ta chỉ nghiên cứu về những chủ đề liên quan đến công việc của mình. Thay vào đó, hãy bắt đầu tham khảo những cuốn sách mà thông thường bạn sẽ không “tiêu hóa” được. Những ý tưởng mới có thể xuất phát từ những điều tưởng chừng không liên quan. Ngoài ra, nếu có thể hãy ăn trưa với một người lạ. Trò chuyện với một người không quen biết về những điều mới lạ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề từ nhiều hướng khác nhau.
2. Viết 500 từ về bất kỳ chủ đề: Đây là một bài tập thú vị mà bạn có thể luyện tập khi không thể tập trung vào một vấn đề nào đó. Hãy mở một word document mới và bắt đầu đánh máy. Không cần chủ đề, không cần câu dẫn nhập, không cần chỉnh sửa và quan trọng nhất là không tự phê bình. Hãy để những ngón tay “nhảy múa” trên bàn phím máy tính và bộ não quyết định “câu chuyện” của bạn tiếp tục như thế nào. “Thường thì tôi sẽ kết thúc với một “sản phẩm” chẳng ra sao nhưng bài tập này giúp tôi có thêm năng lượng sáng tạo” – theo Jason Surfrapp.
3. Không phải ở nhà, hãy đến rạp chiếu phim: Thưởng thức bộ phim yêu thích trên màn hình lớn, âm thanh sống động và mùi bắp rang thơm lừng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày làm việc, xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng. Bộ não sẽ thu nhận những tình tiết và hình ảnh từ bộ phim và những suy nghĩ và ý tưởng luôn dễ dàng đến hơn bạn mỗi khi rời khỏi rạp chiếu phim. Tuy nhiên, đừng bao giờ đi xem phim một mình mà hãy rủ thêm đồng nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để tăng sự kết nối nơi công sở.
4. Trò chuyện với một người bạn không quen trên điện thoại: Bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới. Bạn rèn luyện cách nói chuyện với người lạ. Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.
5. Ăn uống bổ dưỡng: Có một số nghiên cứu về việc cách chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn muốn suy nghĩ một cách khác biệt, hãy bắt đầu cung cấp năng lượng mới cho cơ thể. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết con người có thể tư duy sáng tạo hơn khi hấp thụ những thức ăn bổ dưỡng hơn.
6. Luyện bài tập “hại não”: Rủ thêm ít nhất một người bạn/đồng nghiệp để tham gia một buổi brainstorm kỹ năng sống trong khoảng 50-60 phút. Trước đó hãy cùng hội ý để có một chủ đề hoặc vấn đề nào đó mà bạn muốn thảo luận và bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp, để có những ý tưởng về sản phẩm mới, hãy những cải tiến mới…. Viết tất cả những ý tưởng ra giấy và khoan hãy tự phê bình chúng. Kết thúc bài tập, bạn có thể sẽ có một danh sách 100 ý tưởng điên khùng nhất nhưng chắc chắn rằng ít nhất một hoặc hai trong đó là những ý tưởng rất tuyệt vời. Quan trọng nhất, bạn càng thực hành nhiều, bạn càng thành thạo chúng.
Không cần phải là người sáng tạo để có thể tư duy khác biệt. Bạn chỉ cần thực hiện những hành động giúp kích thích khả năng sáng tạo. Ngay cả những người sáng tạo nhất cũng cần nguồn cảm hứng để khơi nguồn trí sáng tạo.
Sưu tầm
Wlike.vn
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Quan niệm của E. de Bono về tư duy và sáng tạo
Quan niệm của E. de Bono về tư duy và sáng tạo
Mục đích của tư duy là thu thập thông tin và tạo ra cách có thể sử dụng thông tin tốt nhất". Có tư duy chiều đứng và tư duy chiều ngang. Hai loại tư duy này bổ xung cho nhau.
![](http://www.tamly.com.vn/images/News/12/2012/12/659D787A55/Tu%20duy%20sang%20tao.jpg)
Edward de Bono - người gốc malta, năm 1970 đã đưa ra một số quan niệm sau đây về tư duy và sáng tạo:
- Mục đích của tư duy là thu thập thông tin và tạo ra cách có thể sử dụng thông tin tốt nhất". Có tư duy chiều đứng (suy nghĩ theo mẫu và theo logic hình thức. Học sinh thường được học loại tư duy này ở trường) và tư duy chiều ngang (xem xét sự vật theo nhiều cách khác nhau, tái cấu trúc các mẫu, đưa ra các khả năng lựa chọn, tìm kiếm các cách giải quyết vấn đề bằng những phương tiện lúc đầu có vẻ như không logic). Theo Edward de Bono, Hai loại tư duy này bổ xung cho nhau.
- Sáng tạo đồng thời bao gồm tái cấu trúc nhưng với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào việc thoát khỏi các mẫu làm hạn chế.
- Sáng tạo liên quan đến sự thay đổi, đổi mới, sáng chế, các ý tưởng mới và các khả năng lựa chọn mới.
- Sáng tạo là một trong những thành phần chìa khoá của tư duy. Mục đích của nó là tạo ra các ý tưởng mới và các sự lựa chọn mới.
- Vấn đề, nói một cách đơn giản, là sự khác biệt giữa cái một người đang có và cái người đó muốn có"... Có vấn đề (là) có sự không thành công, có khuyết tật, có sự sai lệch với cái cần có, có cái gì đó xảy ra sai, có cái gì đó hỏng, có sự đau đớn, có sự nguy hiểm, có sự can thiệp mà chúng ta muốn giải quyết, có thể có chướng ngại vật cần vượt qua, có thể có cái gì đó trên đường chúng ta đi, nói chung, có cái gì đó cần phải đặt lại cho đúng
Tác giả Phan Dũng cho rằng E. de Bono chỉ nhấn mạnh "tính mới" của sáng tạo. và ông hiểu khái niệm "vấn đề" theo nghĩa hẹp "có nhược điểm cần khắc phục"
Hoa Lê (Biên soạn)
Nguồn: Bộ sách “sáng tạo và đổi mới” của Phan Dũng, xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ năm 2010, q.6
Sưu tầm
Wlike.vn
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Trong cuộc sống cũng như công việc, nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo thì bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới, những đột phá hay những cuộc dấn thân thú vị. Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này một cách hiệu quả nhất, mời bạn tìm hiểu nhé.
Hãy hành động
Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang tuy duy sáng tạo đấy.
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Bạn không thể nhịn ăn để sáng tạo được, những sáng tạo của bạn muốn thực hiện được bạn cũng cần phải vững mạnh về tài chính. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.
Thoải mái và cởi mở
Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.
Phá vỡ những nguyên tắc
Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Không quá lo lắng về những điều khó khăn
Việc gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc là rất bình thường, vì vậy nếu bạn gặp phải khó khăn đừng quá lo lắng, bởi lo lắng không phải là cách giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn mà nó sẽ làm lụi đi khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt khi đó bạn sẽ nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn ngay thôi. Trong cái khó ló cái khôn mà, đúng không.
Dám dấn thân và không sợ rủi ro
Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.
Không ỷ lại
Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.
Tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy, sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.
Sưu tầm
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Đánh thức tư duy sáng tạo
Đánh thức tư duy sáng tạo
![](http://www.tuoitreboxaydung.vn/images/Tu%20duy.jpg)
Những sáng kiến, phát minh hay những sản phẩm điều xuất phát từ tư duy sáng tạo của con người. Làm thế nào để phát triển tư duy sáng tạo một cách có hiệu quả nhất?, thạc sĩ Đỗ Kiên Trung- Giảng viên trường Đại học Kinh tế đã có buổi trao đổi với 40 cán bộ Đoàn thuộc khu vực Ban thanh niên trường học, thiếu nhi của các Quận- Huyện Đoàn và khối trường học về kỹ năng xây dựng tư duy sáng tạo trong tổ chức hoạt động.
Tư duy sáng tạo là gì?
Theo Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung thì tư duy sáng tạo là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng. Tư duy giúp chúng ta phản biện lại một cách nhanh nhất có lập luận và loghich rõ ràng, tìm ra được những ý tưởng mới mang tính sáng tạo. Có thể nhận thấy rằng tư duy là một hoạt động thần kinh của bộ não. Khi có vấn đề, câu hỏi đặt ra thì lúc đó chúng ta bắt đầu tư duy để tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội….
Nói về lợi ích của tư duy anh Nguyễn Thanh Trí chia sẻ: “Tư duy sáng tạo có khả năng giúp chúng ta tư duy một cách nhạy bén nhất và linh động nhất. Giúp lý giải được nhiều vấn đề, hiểu biết sâu rộng về vấn đề đó và có thể tránh được những lối mòn tư duy mang tính rập khuôn”.
Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung cũng cho biết thêm bán cầu não bên trái của chúng ta sẽ có nhiệm vụ phân tích logic ngôn ngữ hay đảm nhiệm về vấn đề tư duy khoa học, toán học. Còn bán cầu não bên phải thiên về tư duy tâm linh, trực giác và đặc biệt là sáng tạo về màu sắc, âm nhạc…
Tư duy và rào cản đối với tư duy
Để có được tư duy chúng ta phải dùng hình ảnh và màu sắc để minh họa. Nhấn mạnh và lặp lại những từ ngữ mang tính thông điệp khi có ai truyền tải vào não của chúng ta. Phải biết biến hóa trong ngôn ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ sao cho những người xung quanh chúng ta hiểu được. Ngược lại tư duy của chúng ta sẽ không phát triển nếu như có những định kiến làm cho chúng ta không nhìn nhận được những gì đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ta thường có thói quen giam mình trong chiếc hàng rào tư duy và cảm thấy an toàn trong phạm vi của nó. Nếu chúng ta không vận dụng và điều khiển bộ não thì khả năng tư duy của chúng ta sẽ không phát triển mạnh lúc nào cũng bị điều khiển và chịu sự chi phối bởi những định kiến đã “ăn” vào trong tiềm thức của chúng ta.
Hay nói cách khác đôi khi chúng ta bắt đầu nhìn nhận về đối tượng nào đó chỉ về cái tên của nó mà không phải là những gì nó đã thực hiện được đó gọi là sự rập khuôn trong suy nghĩ. Bên cạnh đó tư duy sáng tạo còn có thể giúp chúng ta có óc phân tích tốt hơn việc giải quyết vấn đề hay hiểu biết sâu về những quan điểm của bản thân cũng như những người xung quanh.
Hoạt động với bản đồ tư duy
Nó còn gọi là sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng. Việc lập bản đồ tư duy giúp mỗi người có khả năng sáng tạo trong học tập. Có hai loại bản đồ tư duy mà Thạc sĩ Đỗ Kiên Trung nói đến là bản đồ tư duy của Tony BuZan và Leonard Vinic (Trường Hy Lạp). Bản đồ tư duy được xem là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, chuyển tải thông tin vào bộ não và đưa thông tin từ trong não ra bên ngoài. Giống như sinh học tế bào, học sinh vẽ bản đồ tư duy bao gồm nhiều tế bào với nhiều màu sắc khác nhau như màng sinh chất, nhân, nhiễm sắc thể…. Sử dụng bản đồ tư duy có thể giúp chúng ta tiếp kiệm được thời gian, hiểu vấn đề tốt hơn và tăng khả năng ghi nhớ của bạn qua việc sử dụng bản đồ tư duy.
Một bản đồ tư duy phải có đủ màu sắc, hình ảnh và điểm trung tâm cũng như trả lời đủ sáu câu hỏi: Where, what, when, who, why và how. Chia sẻ về việc sử dụng bản đồ tư duy cho học sinh anh Nguyễn Thanh Trí nói việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh có những ý tưởng mới làm tăng mức độ kiến thức đồng thời nó sẽ làm cho kiến thức bài học trở nên nhẹ nhàng và tự nhiên hơn. Như vậy việc vận dụng bản đồ tư duy sẽ dần hình thành cho chúng ta một cách tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Đặc biệt việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.
Sưu tầm
Nhãn:
bai-giang,
gioi-thieu,
hoat-dong,
lien-ket
Google Account Video Purchases
170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)